-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-

Ruồi vàng và biện pháp phòng, tiêu diệt chúng
19/09/2023

Đối với nông dân trồng cây ăn trái, ruồi vàng đục trái chính là một trong những kẻ thù lớn nhất bởi chúng gây hại nghiêm trọng đến chất lượng và sản lượng trái cây thu hoạch, từ đó gián tiếp gây ảnh hưởng đến kinh tế của người nông dân.
Ruồi vàng đục trái tấn công, gây hại trên 230 loại cây trồng. Cây trồng, trái cây bị ruồi đục và đẻ trứng vào bên trong sẽ bị thối và rụng.
Mùa mưa là thời điểm ruồi vàng đục trái sinh sản mạnh nhất, gây tổn thất nặng cho nhà vườn. Vậy làm sao để ngăn chặn ruồi đục trái tấn công vườn cây ăn quả? Cùng Tanixa tìm hiểu về loài côn trùng nguy hại này và giải pháp ngăn chặn chúng nhé!
Đặc điểm hình thái của ruồi vàng.
– Trứng của ruồi vàng đục trái hình hạt gạo, màu trắng sữa, khi sắp nở thành dòi thì trứng chuyển sang vàng nhạt.
– Dòi mới nở dài khoảng 1.5mm. Dòi phát triển đầy đủ dài 6-8mm, màu vàng nhạt, miệng có móc. Khi phát triển đầy đủ, Dòi búng mình rơi xuống đất để hóa nhộng trong đất ở độ sâu khoảng 3-7cm, thời gian làm nhộng khoảng 7-12 ngày hoặc dài hơn nếu gặp lạnh.
– Nhộng dài 5-7mm, có hình trứng dài, lúc đầu màu vàng nâu, khi sắp vũ hóa có màu nâu đỏ.
– Ruồi trưởng thành có cơ thể dài 6-9 mm, sải cánh rộng 1.3mm, đầu có dạng hình bán cầu, mặt trước màu nâu đỏ với 6 chấm đỏ màu đen. Thân màu vàng nâu đỏ với những vân vàng, cánh trong, hình dạng giống ruồi nhà nhưng nhỏ hơn, hoạt động vào ban ngày.
– Ruồi đục trái xuất hiện quanh năm, thời gian sống của ruồi đục trái từ 1 – 3 tháng.
– Ruồi đục trái có thể bay rất xa mang đến ảnh hưởng nghiêm trọng cho vườn trái cây trên diện rộng, chính vì thế cần có biện pháp ngăn ngừa và triệt tiêu hiệu quả loài côn trùng gây hại này.
Vòng đời của ruồi vàng.
– Con cái đẻ từ 3 đến 30 ổ trứng dưới bề mặt quả.
– Một con cái đẻ hơn 1000 trứng trong suốt vòng đời.
– Trứng nở trong vòng 10 ngày.
– Mất 10-12 ngày để nhộng trưởng thành.
– Mất 8 đến 12 ngày để con cái trưởng thành sinh sản được.
– Con trưởng thành sống trong vòng 90 ngày.
– 1 ngày con trưởng thành di chuyển khoảng 50km để tìm kiếm thức ăn và đẻ trứng.
Biểu hiện đặc trưng của một số loại trái cây bị ruồi vàng đục trái.
– Quýt: vỏ quýt bị ruồi đục trái tấn công sẽ có màu vàng sáng xung quanh vết thâm. Trái bị hại thường úng thối và rụng.
– Thanh long: Ruồi đẻ trứng trên vỏ trái, sau khi trứng nở thành dòi, dòi sẽ sống bên trong trái. Ngoài vỏ trái có vết thâm kim và ứa nước vàng.
– Ổi: Sau khi nở, dòi sẽ đục ăn bên trong trái, tuổi càng lớn, dòi đục càng sâu vào bên trong ruột trái, làm cho trái bị thối và rụng.
Giải pháp ngăn ngừa, quản lý ruồi vàng đục trái.
Giải pháp cơ học
– Đối với một số loại cây ăn trái nên sử dụng phương pháp bao trái nhằm hạn chế ruồi một cách tốt nhất.
– Không trồng xen các loại cây ăn trái khác trong vườn.
– Loại bỏ các cây là ký chủ của ruồi.
– Thu hoạch trái kịp thời, không để trái chín lâu trên cây.
– Vệ sinh đồng ruộng, vườn trồng, thường xuyên thu toàn bộ trái rụng trên mặt đất và hái trái hư còn đeo trên cây đi tiêu hủy vì là nơi ruồi lưu tồn.
Giải pháp Công nghệ sinh học
Miếng keo dính vàng hay bẫy ruồi vàng đều không quản lý được ruồi vàng cái, do đó không hạn chế việc ruồi đẻ trứng.
Vì vậy để mang đến hiệu quả cao trong trong việc ngăn ngừa ruồi vàng đục trái, sinh sản và khắc phục tính kháng thuốc của ruồi vàng TRIBI
Bình luận
Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi cho chúng tôi bình luận đầu tiên của bạn.